Trong đó,ĐạihọcThươngmạimởchươngtrìnhmớvu lan nhớ mẹ 8 chương trình thuộc nhóm định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, gồm Logistics và xuất nhập khẩu, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Marketing thương mại, Kế toán doanh nghiệp, Thương mại quốc tế, Tài chính - Ngân hàng thương mại, Quản trị nhân lực doanh nghiệp.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt, Phó hiệu trưởng trường Đại học Thương mại, cho biết những chương trình này đã được chuẩn bị cách đây hai năm, dựa trên các chương trình chuẩn, chất lượng cao của trường. Mục tiêu là cung cấp kiến thức chuyên sâu, đạt chuẩn quốc tế cho người học.
Ngoài các học phần tiếng Anh, hơn 1/3 thời lượng của những chương trình này cũng được dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc 4/6 theo khung ngoại ngữ của Việt Nam. Người học cũng được tăng thời gian thực tập, ít nhất một năm, nhằm tăng kỹ năng làm việc.
Về phương án tuyển sinh, ông Việt cho biết trường sẽ áp dụng nhiều phương thức, nhưng ưu tiên thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh.
"Dự kiến, quy mô tuyển sinh khoảng 80-100 sinh viên/chương trình, tương đương hai lớp một khóa", ông Việt nói.
Ngoài 8 chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế, trường Đại học Thương mại mở thêm hai chương trình chuẩn, gồm Công nghệ tài chính ngân hàng (ngành Tài chính - Ngân hàng) và Kinh doanh số (ngành Thương mại điện tử).
Nhà trường cho biết những chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế số. Trường chưa công bố chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh dự kiến cho hai chương trình này.
PGS.TS Nguyễn Hoàng, Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại, cho biết sẽ tiếp tục lấy ý kiến về khung chương trình, chuẩn đầu ra, phương pháp đào tạo, từ đó hoàn thiện chương trình trước khi tuyển sinh từ năm 2024.
Mỗi năm, trường Đại học Thương mại tuyển gần 5.000 sinh viên, bằng nhiều phương thức như xét học bạ (với học sinh trường chuyên), dùng điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, điểm thi tốt nghiệp hay xét kết hợp học bạ với chứng chỉ quốc tế. Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp thường ở mức 25-27 điểm, tức trung bình 8,3-9 điểm mỗi môn.
Học phí năm học 2023-2024 của trường Đại học Thương mại dự kiến 23-25 triệu đồng với chương trình chuẩn và 31,25 triệu đồng với chương trình chất lượng cao, tích hợp.
Thanh Hằng